1. Không sử dụng các loại hóa chất độc hại và cấm sử dụng như: Hàn the, Urê, Formol, các chất kháng sinh,… trong bảo quản và chế biến nguyên liệu thực phẩm.
2. Thực hiện kinh doanh các mặt hàng thủy hải sản tươi sống phải đảm bảo từ nơi nuôi, nơi bán không bị ô nhiễm bởi môi trường xung quanh và phải được sơ chế, đóng gói trước khi nhập hàng về chợ (đặc biệt mặt hàng mực và bạch tuột).
3. Yêu cầu về phương tiện vận chuyển, nơi bảo quản và dụng cụ chứa đựng:
- Phương tiện vận chuyển: Sử dụng xe chuyên dùng như xe đông lạnh, hạn chế sử dụng không có máy cấp đông như thùng bảo ôn, chổ ướp nước đá.
- Nơi bảo quản: Luôn duy trì nhiệt độ nguyên liệu thủy sản từ -10C đến +40C trong suốt thời gian bảo quản.
- Điểm kinh doanh: Sạch, vệ sinh hàng hóa kê lót cách mặt đất.
- Bao bì: Bao bì và dụng cụ chứa đựng bán hàng trong chợ phải làm từ vật liệu bền, không thấm nước, có bề mặt nhẵn dễ làm vệ sinh. Không nên sử dụng bao bì truyền thống nhự sọt tre, lá dừa,…
- Cấm đưa tạp chất lạ vào nguyên liệu thủy sản như kim loại, agar, que tre, cuỗng dừa, tinh bột, hoá chất,…vào nguyên liệu thủy sản gây thiệt hại về lợi ích cho đất nước và lợi ích của người tiêu dùng nhằm mục đích kiếm lợi bất chính.
4. Nghiêm cấm việc kinh doanh thủy sản và sản phẩm thủy sản có độc tố cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng như: cá nóc,…
5. Hợp tác với Công ty truy xuất nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa và biện pháp xử lý lô hàng không đạt khi lấy mẫu phát hiện có dư lượng kháng sinh, hóa chất cấm hoặc sử dụng chất phụ gia nằm ngoài danh mục cho phép, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
6. Khai báo chính xác tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân cung cấp lô hàng được Công ty lấy mẫu kiểm tra nhanh hàng ngày và lấy mẫu thẩm tra phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm định kỳ. Nếu lô hàng lấy mẫu kiểm tra bị phát hiện có kháng sinh, hóa chất cấm sử dụng hoặc phát hiện chất phụ gia được phép sử dụng có nồng độ vượt giới hạn cho phép, thương nhân phải kết hợp chặt chẽ với Công ty Chợ thực hiện các biện pháp như sau:
- Tiếp tục cung cấp mẫu lần 2, lần 3 của tên loại mẫu đúng với nguồn gốc, xuất xứ của lô hàng lấy mẫu lần trước.
- Thông báo cho tổ chức, cá nhân cung cấp các lô hàng bị phát hiện để tuyên truyền cho cơ sở thu gom, người khai thác, người nuôi ở địa phương có nguồn hàng để ngăn chặn kịp thời.
7. Trường hợp lấy mẫu ở điểm kinh doanh của thương nhân kiểm tra cả 3 lần liên tiếp đều phát hiện có kháng sinh, hóa chất cấm và vượt mức cho phép, thương nhân phải chịu trách nhiệm và hình thức xử lý theo mục 3.1.3 khoản 3, điều 11 của Nội quy chợ.
8. Thương nhân phải cam kết lưu trữ đầy đủ các tài liệu về hàng hóa kinh doanh tại điểm kinh doanh bao gồm: Sổ theo dõi chủng loại, khối lượng và nguồn gốc, xuất xứ của lô hàng ở các địa phương nhập vào hàng ngày, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận chất lượng, Giấy chứng nhận kiến thức VS ATTP,…